Những sự cố thường gặp khi sơn nhà và cách khắc phục

anh-dai-dien

Những sự cố thường gặp khi sơn nhà xảy ra ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày cũng như là mất thẩm mỹ cho không gian. Khiến nhiều gia chủ gia đình phải bỏ ra một khoản chi phí sửa chữa không hề nhỏ. Dưới đây là sự cố thường gặp khi sơn nhà và cách khắc phục mà Sơn Dilys muốn chia sẻ, hãy cùng tìm hiểu ngay về các sự cố này nhé!

Những sự cố thường gặp khi sơn nhà và cách khắc phục

Những sự cố thường gặp khi sơn tường nhà

1. Mảng sơn bị phồng rộp

Những sự cố này là hiện tượng màng sơn ở một số chỗ bị phồng lên. Sơn phồng rộp luôn đi kèm với hiện tượng bong tróc sơn.

* Nguyên nhân: 

  • Do bề mặt sơn thường xuyên bị ẩm ướt.
  • Do thi công trên bề mặt quá ẩm hoặc nhiệt độ thấp không đảm bảo
  • Thời gian thi công các lớp sơn không đảm bảo như nhà sản xuất khuyến cáo
  • Không rửa sạch dụng cụ thi công lần trước, để các vảy sơn sót lại
  • Vệ sinh bề mặt không kỹ, để lại trên bề mặt nhiều bụi (sau khi xả nhám lớp mastic)
  • Đối với sơn dung môi: Do nhiệt độ quá cao dung môi bay hơi nhanh nên màng sơn chưa liên kết.

* Cách khắc phục: 

  • Đối với loại tường có nhiều hạt, rỗ, rộp… trước khi tiến hành sơn cần làm sạch, mịn tượng như dùng giấy ráp
  • Pha sơn đúng tỷ lệ, đúng quy trình quy định cho mỗi thùng sơn
  • Khoảng thời gian chờ giữa các lớp sơn cần được đảm bảo

Những sự cố sơn bị phồng rộp

2. Màng sơn bị bong tróc

Những sự cố này là hiện tượng sau khi khô, màng sơn bị bong tróc thành từng mảng, rơi rụng ra ngoài, gây mất thẩm mỹ và bất tiện khi sinh hoạt.

* Nguyên nhân: 

  • Tác động ngoại lực: cọ xát, bóc màng sơn,…
  • Độ ẩm bề mặt không đủ khô khi sơn
  • Vệ sinh bề mặt chưa sạch sẽ
  • Thi công không đúng bước, không sử dụng sơn lót

* Cách khắc phục:

  • Nếu sơn bị bong tróc do tác động ngoại lực thì bạn chỉ cần dặm vá lại bằng cách dùng bột trét.
  • Trong trường hợp màng sơn bị bong tróc nặng, cần cạo hết phần sơn tróc và xử lý lại bề mặt. Sau đó tiến hành sơn lại theo quy chuẩn.

Sơn bị bong tróc

3. Màng sơn bị nhăn

Sơn bị nhăn là tình trạng màng sơn khi khô bị nhăn nheo, sần sùi, không mượt, không phẳng. Khi xảy ra những sự cố này, bóc lớp màng ngoài ra thì phía trong tường thường rất ẩm ướt.

* Nguyên nhân: 

  • Sơn dày quá hoặc sơn không đều, chỗ dày, chỗ mỏng làm cho sơn không khô cùng một lúc. Bề mặt bên ngoài khô trước, lớp bên trong vẫn chưa kịp khô nên bề mặt ngoài bị nhăn
  • Sơn dưới trời nắng gắt, lớp ngoài bị khô quá nhanh, lớp bên trong chưa kịp khô nên bề mặt ngoài bị nhăn rồi
  • Sơn xong gặp trời lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột cũng làm cho lớp trong khô chậm và lớp ngoài khô nhanh
  • Con lăn (roller) không thích hợp, con lăn có lông quá dài sẽ tạo nên bề mặt có vân lớn, sần sùi

* Cách khắc phục: 

  • Loại bỏ hoàn toàn màng sơn hỏng và xử lý lại bề mặt thật kỹ càng
  • Thi công sơn nhiều lớp mỏng, lăn sơn đều tay
  • Chú ý thời gian khô chuyển tiếp, độ ẩm tường, độ dày của sơn, tỉ lệ pha loãng

Sơn bị nhăn

4. Màng sơn bị rêu mốc

Sau khi khô, trên màng sơn xuất hiện những sự cố như là đốm, vệt mốc đen, xanh, vàng,…

* Nguyên nhân: 

  • Tường nhà nằm trong vùng khí hậu ẩm ướt quanh năm
  • Hệ thống đường ống nước trong nhà bị rò rỉ
  • Quá trình tiến hành thi công, xây dựng nhà ẩu, trộn vữa hồ sai tỉ lệ
  • Sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng
  • Nhà cũ đã sử dụng lâu năm nên khả năng chống thấm đã xuống cấp
  • Không sơn chống thấm cho căn nhà

* Cách khắc phục: 

  • Mốc nhẹ: Sử dụng nước Javen, chất tẩy mốc thông dụng, hoặc dán giấy dán tường
  • Mốc nặng: Nếu tình trạng mốc tường lan rộng, mảng mốc đậm màu thì phải tiến hành sơn lại. Trước hết bạn cần cạo sạch mảng sơn cũ, xử lý vết bẩn trên bề mặt. Sau đó tiến hành sơn lót, sơn chống mốc và sơn phủ. Nên sử dụng các loại sơn có khả năng chống mốc để ngăn ngừa tình trạng mốc tiếp diễn.

Sơn bị nấm mốc

5. Sơn bị chảy

Những sự cố chảy sơn là hiện tượng màng sơn không bằng phẳng láng mịn, bị chảy từng giọt nhìn rất mất thẩm mỹ.

* Nguyên nhân: 

  • Do pha sơn quá lỏng
  • Điều chỉnh sơn ra quá nhiều khi sử dụng súng phun sơn hoặc con lăn
  • Vệ sinh không kỹ, bề mặt tường còn nhiều gồ ghề dẫn đến lăn sơn không được bằng phẳng
  • Thi công sơn vào lúc thời tiết quá ẩm hoặc quá nóng
  • Sử dụng cùng lúc nhiều loại sơn chất lượng không đồng nhất làm giảm độ dính của sơn
  • Sử dụng loại sơn có chất lượng kém, độ bám dính thấp

* Cách khắc phục: 

  • Cạo bỏ hết phần sơn bị chảy bằng dao cạo chuyên dụng
  • Tiến hành thi công sơn nước theo đúng quy trình khuyến cáo của nhà sản xuất
  • Sử dụng sơn có chất lượng tốt vì chúng có độ bám dính tốt hơn
  • Thi công trong điều kiện thời tiết bình thường, tránh trời mưa ẩm ướt hay thời tiết quá nắng gắt

sơn bị chảy

6. Sơn bị rỗ

Sau khi khô, các chỗ lõm nhỏ, tròn xuất hiện dày đặc hư vết rỗ. Những sự cố này khiến bề mặt kém bằng phẳng và gây mất thẩm mỹ.

Những sự cố về việc sơn bị rỗ có 2 loại thường gặp:

  • Rỗ có hạt: màng sơn xuất hiện các hạt nhỏ, nổi lên bề mặt
  • Rỗ dạng lỗ: màng sơn có các vết lõm tròn nhỏ trên bề mặt

* Nguyên nhân: 

  • Những vụn sơn khô bị lẫn vào thùng sơn và bị sơn lẫn lên bề mặt tường gây sơn bị rỗ có hạt
  • Bụi bẩn bám vào màng sơn
  • Sau khi thi công lần trước không rửa thật sạch dụng cụ thi công
  • Tốc độ lăn sơn quá nhanh khiến sơn màng sơn khá mỏng, bị hút vào tường, tạo lỗ
  • Do pha sơn quá loãng đã tạo ra nhiều bọt khí, khi khô vỡ ra tạo thành lỗ

* Cách khắc phục: 

  • Dùng dao cạo, giấy nhám để cạo sạch phần sơn bị rỗ. Sau đó xử lý bề mặt cẩn thận
  • Tiến hành sơn các lớp theo đúng quy trình

Sơn bị rỗ

7. Sơn bị ố vàng

Những sự cố này là tình trạng màng sơn xuất hiện các mảng ố vàng lớn nhỏ, loang ra khắp bề mặt sơn.

* Nguyên nhân: 

  • Trong cát có lẫn tạp chất: Thông thường, trong cát hay có lẫn một số tạp chất có chứa thành phần của oxit sắt. Những thành phần này khi gặp môi trường ẩm sẽ hình thành chất kết tủa màu vàng đỏ và phản ứng với sơn nước gây ra các vết ố.
  • Bên cạnh đó, tạp chất cũng có thể bị lẫn do trong quá trình thi công không cẩn thận.
  • Khói bám hoặc nước mưa đọng: ở những khu vực như bàn thờ, bếp nấu do ảnh hưởng của khói nhang, khói bếp bám vào bề mặt sơn cũng sẽ tạo thành những mảng ố. Hoặc khi tường bị nứt, nước bám lâu ngày ở mặt sơn sẽ tạo thành mảng ố vàng loang rộng

* Cách khắc phục: 

  • Cách 1: Dóc tường đi trát lại. Trước hết bạn cần sử dụng dao cạo, máy chà để xử lý phần sơn bị ố vàng. Sau đó tiến hành sơn lại. Nếu tường nhà bạn có những mảng ố loang rộng, có nhiều khuyết điểm thì nên sử dụng biện pháp này.
  • Cách 2: Sử dụng một lớp sơn gốc dầu để quét lên bề mặt tường bị ố vàng, rồi sơn lại bằng loại sơn nước
  • Cách 3: Dùng một lớp chất chống thấm để quét lên trên bề mặt bị ố vàng.
  • Cách 4: Dùng cọ thấm nước javen và quét lên các vết ố.
  • Cách 5: Dùng baking soda và giấm. Pha giấm và baking soda theo tỉ lệ 2:1 thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp lên vết ố và đợi khoảng 15 phút rồi dùng khăn, cọ quét lau sạch đi vết ố.

Sơn bị ố vàng

8. Màng sơn lên màu không đều

Sau khi sơn xong, trên tường xuất hiện những mảng màu khác nhau hoặc màu bị loang ra không đều nhưng có ranh giới rõ rệt, đặc biệt ở những nơi dặm vá nhìn rất mất thẩm mỹ.

* Nguyên nhân: 

  • Dùng loại sơn hoàn thiện có độ che phủ kém
  • Pha nước với tỷ lệ không đúng khiến sơn bị loãng hoặc pha lượng nước không đều giữa các lần sơn/thùng sơn khác nhau
  • Khuấy sơn không đều trước khi sơn
  • Khi vá dặm đã không dùng đúng loại sơn, màu sơn ban đầu để dặm vá.
  • Lăn sơn không đúng quy trình, sơn không đủ lớp; kỹ thuật lăn sơn không tốt, lăn không đều lực, đều tay nên màu sắc khác nhau.
  • Do dùng loại sơn bóng lăn trên mảng tường không nhẵn, bằng phẳng nên sẽ thấy khác màu độ bóng không đều.

* Cách khắc phục: 

  • Làm sạch bề mặt, sơn lại 1 hoặc 2 lớp sơn phủ có độ che phủ cao. Lưu ý kiểm tra đúng dòng sơn và mã màu sơn so với lớp sơn cũ.
  • Thi công đúng tỉ lệ và quy trình theo hướng dẫn.
  • Dùng sơn chất lượng cao, có độ che lấp tốt.
  • Không pha sơn quá loãng; tỷ lệ pha loãng giữa các thùng sơn phải đều nhau
  • Sơn đúng quy trình sơn và hệ thống sơn.
  • Không sơn cách nửa, hạn chế dặm vá trên lớp sơn hoàn thiện khi 2 lần sơn cách nhau quá lâu.
  • Với các loại sơn có độ bóng cao phải chuẩn bị bề mặt tường thật phẳng và tránh dặm vá khi thi công sơn bóng.

son-bi-khong-deu-mau

9. Sơn bị phấn hóa

Những sự cố này là hiện tượng trên màng sơn có lớp bột mỏng. Khi dùng tay chà lên màng sơn, trên tay dính bụi phấn.

* Nguyên nhân:

  • Dùng loại sơn hoặc màu chất lượng kém không được thiết kế để dùng ngoài trời.
  • Dùng sơn chất lượng kém có hàm lượng bột màu và bột độn quá cao.
  • Màng sơn bị lão hóa theo thời gian, bị phá hủy dưới điều kiện thời tiết trong thời gian dài.
  • Bề mặt bột trét có nhiều bụi do làm sạch không đạt yêu cầu.

* Cách khắc phục: 

  • Tình trạng phấn hóa nhẹ: Lấy khăn và nước lau sạch và sơn thêm 1 lớp kháng kiềm + 1 lớp phủ.
  • Tình trạng phấn hóa nặng: buộc bạn phải sơn lại. Trước hết, cạo bỏ lớp sơn cũ và vệ sinh bề mặt. Tiến hành sơn lại theo đúng quy trình, tiêu chuẩn với các sản phẩm sơn chất lượng.

son-nha-va-cach-khac-phuc-su-co

10. Hiện tượng bay sơn

Bay sơn là hiện tượng màng sơn nhạt đi cả mảng khi bị phơi ngoài trời hoặc tường từng mảng đậm nhạt khác nhau.

Những sự cố như bay màu thường gặp ở vách tường bị nắng chiếu trực tiếp (hướng tây).

* Nguyên nhân: 

  • Sử dụng sơn trong nhà (nội thất) thi công cho ngoài trời.
  • Sử dụng sơn chất lượng thấp dẫn tới hiện tượng phấn hóa của màng sơn.
  • Không sử dụng sơn lót chống kiềm hoặc sử dụng sơn lót chống kiếm chất lượng thấp.
  • Dùng những tông màu dễ bị ảnh hưởng của tia tử ngoại (tia UV) như : màu đỏ tươi, màu xanh dương, màu vàng tươi.

* Cách khắc phục: 

  • Nếu bay màu xảy ra do hiện tượng phấn hóa thì thì áp dụng theo trường hợp của hiện tượng bị phấn hóa như đã nêu ở trên.
  • Nếu hệ thống sơn chưa sử dụng sơn lót thì phải sử dụng sơn lót chống kiềm có chất lượng. Sau đó, sơn hoàn thiện bằng sơn phủ ngoại thất có chất lượng cao và màu sắc phù hợp cho ngoài trời.
  • Nếu nguyên nhân là do màu bị tác động của tia tử ngoại thì không cần dùng sơn lót, chỉ sơn lại bằng hai lớp sơn phủ ngoại thất có chất lượng cao, màu sắc thích hợp cho ngoại thất.

Những sự cố sơn bị bay

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích về những sự cố khi sơn tường nhà và cách khắc phục!

Bạn muốn mua nhưng không biết lựa chọn sơn nào cho phù hợp với điều kiện công trình, giá cả. Đừng lo lắng, hãy liên hệ ngay với Sơn Dilys để được đội ngũ nhân viên tư vấn chi tiết cho bạn!

Liên hệ: 

     CÔNG TY TNHH TPT GO

     Địa chỉ: LK37-12A Khu đô thị Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội

     Liên hệ: 0922 410 222

     Facebook: SƠN DILYS 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *