Sơn lót kháng kiềm là gì?

Sơn lót kháng kiềm Dilys

Sơn lót kháng kiềm là gì và nó có tác dụng như thế nào? Nếu bạn cho rằng việc sử dụng sơn lót, đặc biệt là sơn lót kháng kiềm là điều không cần thiết thì đó quả là suy nghĩ sai lầm. Bài viết dưới đây, hãy cùng SƠN DILYS tìm hiểu lý do nhé!

Sơn lót kháng kiềm là gì?

Kiềm được tìm thấy trong những nơi có độ ẩm cao, những ngôi nhà cao ốc mới xây. Độ ẩm tăng khiến kiềm cũng tăng theo. Độ kiềm được tính theo thang đo pH, pH=7 trung tính, pH <7 tính axit, pH>7 tính bazơ pH nằm trong khoảng từ 7-14.

Sơn lót chống kiềm Dilys

Sơn lót kháng kiềm là sơn tích hợp thêm tính năng chống kiềm. Có tác dụng trung hòa tính kiềm có trong các bề mặt ẩm như vôi và xi măng. Kiềm tỉ lệ thuận với độ ẩm, cho nên độ ẩm càng cao thì tính kiềm càng mạnh.

Loại sơn này giúp ngăn chặn các phản ứng kiềm hóa dễ gây ra phá vỡ cấu trúc của lớp sơn, dẫn đến hiện tượng phấn hóa và loang màu gây mất thẩm mỹ công trình.

Tại sao cần phải sử dụng sơn lót chống kiềm?

Sơn lót kháng kiềm Dilys

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Vì vậy khó tránh khỏi tình trạng kiềm hóa ăn mòn lớp sơn phủ bên ngoài. Hậu quả là trên lớp sơn tường xuất hiện những đốm đen, màng sơn bong tróc và lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Do vậy, khi sử dụng sơn lót có tính kháng kiềm sẽ hạn chế được:

  • Những vết ố vàng và những mảng sơn loang lổ do bị xi măng ăn mòn;
  • Tăng cường khả năng chống thấm;
  • Là giải pháp bảo vệ cho những khu vực ẩm ướt như phòng tắm, nhà bếp;
  • Bảo vệ bức tường bóng mịn đẹp với thời gian, tiết kiệm chi phí và kéo dài tuổi thọ công trình.

Đây là những lý do vì sao mà bạn không nên bỏ qua bước này!

Các thành phần trong sơn lót kháng kiềm?

tại sao phải dùng sơn lót chống kiềm

– Tinh màu gốc là những tinh màu trắng có tác dụng tạo nên màu sắc, độ phủ và hấp thụ ánh sáng. Tinh màu phụ bao gồm một số hoạt chất chống kiềm có chức năng bổ trợ cho sơn. Ví dụ như Aluminum Silicates  giảm độ bám bẩn, Diatomaceous khống chế độ bóng của sơn và vecni, Zinc Oxide chống rêu, nấm mốc.

– Chất liên kết: Nguồn gốc chủ yếu là nhựa cây. Đây là thành phần giúp liên kết các tinh màu gốc và tinh màu phụ. Ngoài ra, còn có công dụng dàn trải sơn và tạo thành màng cứng.

– Dung môi: Là thành phần hòa quyện các thành phần với nhau để dễ thi công hơn. Dung môi thường là nước (sơn gốc nước), sơn gốc dầu, dầu – xăng thơm…

– Phụ gia là phần không thể thiếu với hầu hết các loại sơn và kể cả sơn lót chống kiềm. Nó gồm các chất có tác dụng như: chất nhờn làm giảm độ lắng của các phân tử màu, chống văng sơn, chất kháng vi khuẩn giúp sơn giữ được lâu, chất chống bọt hình thành khi pha chế sơn, quậy sơn, chống rêu mốc sinh sản trên bề mặt.

Một số sản phẩm sơn lót chống kiềm Dilys:

Sơn lót kháng kiềm nội thất cao cấp Dilys

Sơn lót kháng kiềm nội thất cao cấp Dilys

SLKK, kháng muối nội thất siêu cao cấp Nano

Sơn lót kháng kiềm, kháng muối nội thất siêu cao cấp Nano

SLKK ngoại thất cao cấp Nano

Sơn lót kháng kiềm ngoại thất cao cấp Nano

SLKK ngoại thất siêu cao cấp Nano

Sơn lót kháng kiềm ngoại thất siêu cao cấp Nano

Như vậy, việc sử dụng sơn lót chống kiềm trong quá trình sơn sẽ giúp hạn chế các hiện tượng kiềm hóa, muối hóa và phấn hóa trên các vật liệu xây dựng như vôi, xi măng. Sơn Dilys khuyên bạn nên sử dụng sơn lót chống kiềm để công trình được bền đẹp với thời gian.

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích!

Bạn muốn mua nhưng không biết lựa chọn sơn nào cho phù hợp với điều kiện công trình, giá cả. Đừng lo lắng, hãy liên hệ ngay với Sơn Dilys để được đội ngũ nhân viên tư vấn chi tiết cho bạn!

Liên hệ: 

     CÔNG TY TNHH TPT GO

     Địa chỉ: LK37-12A Khu đô thị Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội

     Liên hệ: 0922 410 222

     Facebook: SƠN DILYS 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *